Hà Nội họp bàn khẩn cấp về ATGT đô thị

Hà Nội họp bàn khẩn cấp về ATGT đô thị
Tại cuộc họp sáng nay, Phòng CSGT Hà Nội đưa ra 11 nhóm giải pháp lớn để giải quyết tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Từ 21/12, Hà Nội sẽ mở đợt cao điểm xử lý vi phạm Luật giao thông.
Hà Nội họp bàn khẩn cấp về ATGT đô thị ảnh 1

Chiếc thang đáng sợ có thể bất ngờ va vào mặt bất cứ ai trên đường. Ảnh : VietnamNet

Điều chỉnh giờ làm các cơ quan hành chính Hà Nội

Đó là đề xuất mới nhất của Sở GTCC và Công an Hà Nội sáng nay.

Theo Công an thành phố HN, tỷ lệ xe gắn máy vẫn tăng ở mức cao, với hơn 58.000 xe trong năm nay. Do vậy, cơ quan này đề nghị UBND thành phố Hà Nội tăng lệ phí đăng ký, lệ phí trước bạ khi đăng ký xe máy lần 1,2,3. Quy định này sẽ hạn chế người dân mua xe mới, khuyến khích sang tên xe....; giảm tần suất hoạt động của xe buýt.

Kiến nghị UBND thành phố báo cáo Thủ tướng điều chỉnh lệch giờ làm việc giữa các cơ quan, trường học từ 60 phút trở lên.

Theo Vnexpress

Cuộc họp do thành phố Hà Nội tổ chức sáng ngày 18/12, bàn các biện pháp cấp bách nhằm chấn chỉnh trật tự an toàn giao thông đô thị, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Tại cuộc họp, ông Đỗ Hoàng Ân - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội yêu cầu : Cần đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Theo phòng CSGT Hà Nội, thành phố cần ưu tiên cung cấp điện cho hệ thống đèn chiếu sáng công cộng và đèn chỉ huy giao thông, nhất là trong các giờ cao điểm mùa hè từ 18h đến 6 h sáng, mùa đông từ 17h30 đến 6h30.

Trong năm 2007, thành phố Hà Nội có quy định xây dựng cầu vượt cho người đi bộ ( vì tai nạn liên quan chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 10%), đồng thời kẻ thêm vạch sơn và có hệ thống đèn cảnh báo ở hai đầu đường dành riêng cho người đi bộ.

Liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, xem xét giảm 30% số lượt xe buýt hoạt động trên địa bàn quận Đống Đa, Thanh Xuân và điều chỉnh luồng tuyến đối với xe buýt theo hướng xe trên 30 chỗ ngồi không hoạt động tại những tuyến đường từ 10m trở xuống, xe trên 30 chỗ ngồi chạy tuyến rộng trên 10m khi muốn vào thành phố khách phải đi bộ.

Hà Nội họp bàn khẩn cấp về ATGT đô thị ảnh 2
Cuối năm, Hà Nội gia tăng ùn tắc giao thông. Ảnh: Vnexpress

Có ý kiến cho rằng, Hà Nội cần nghiên cứu thực hiện thí điểm tại một số tuyến đường nếu giữ nguyên tần xuất hoạt động của xe buýt trong giờ cao điểm thì phải hạn chế xe máy lưu thông và ngược lại.

Điều chỉnh thời gian xe qua cầu Thăng Long vào nội thành như quy định cho các loại xe qua cầu Chương Dương, với xe tải lớn áp dụng từ 21h30 trở đi. UBND thành phố cho tiến hành tổng kiểm tra lại các hãng taxi và quy định hãng có ít nhất 100 đầu xe mới được cấp phép hoạt động, thực hiện tạm dùng cấp phép hành nghề ta xi.

Triển khai thường xuyên biện pháp phân luồng xe tải, xe ca từ xa. Chấm dứt tình trạng các xe thu gom rác đẩy tay hoạt động trong giờ cao điểm, xe ô tô chở rác chỉ hoạt động từ 20h30 đến 6h30 sáng hôm sau.

Thành phố Hà Nội còn phối hợp với các tỉnh lân cận xử lý triệt để các loại xe ba bánh tự chế, không đảm bảo an toàn.

Một giải pháp mang tính chiến lược là Hà Nội cần sớm thành lập Ban nghiên cứu chiến lược phát triển chủng loại, số lượng phương tiện phù hợp với phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Tập trung lực lượng kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông, bắt đầu từ 6h ngày 21/12, thành phố Hà Nội mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm; tập trung vào các lỗi:

Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm, đường ngược chiều, Xe ô tô hoạt động trên địa bàn thành phố không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Các loại xe babetta, xe ba bánh tự tạo chở người và hàng hoá. Xe vượt đèn đỏ, vi phạm vạch sơn. Người điều khiển phương tiện có vi phạm nhưng không chấp hành việc kiểm tra của lực lượng cảnh sát. Các phương tiện vi phạm về tốc độ, chuyển hướng không báo hiệu. Người điều khiển phương tiện giao thông lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép.

Tất cả các phương tiện vi phạm đều được xử lý và tạm giữ theo quy định của NĐ 152/CP.

MỚI - NÓNG