Vụ PV bị hành hung: Không xử lý rốt ráo thì rất nguy hiểm

Vụ PV bị hành hung: Không xử lý rốt ráo thì rất nguy hiểm
TP - Trong một ngày, ba phóng viên bị hành hung. Nếu những vụ hành hung, trả thù phóng viên  không được xử lý rốt ráo và ngăn chặn thì rất nguy hiểm, sẽ làm nản lòng báo chí trong cuộc chiến chống tiêu cực”, ông Nguyễn Quang Thống, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam nói.

>> Nhà báo bị hành hung, Hội Nhà báo VN phẫn nộ lên án

Cần công an vào cuộc rốt ráo

Ông nhìn nhận thế nào trước việc nhiều phóng viên các báo bị hành hung?

Vụ PV bị hành hung: Không xử lý rốt ráo thì rất nguy hiểm ảnh 1
Ông Nguyễn Quang Thống

Những năm gần đây, số vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tăng theo từng năm, tính chất cũng nghiêm trọng hơn. Trong số những vụ việc này, tỷ lệ phóng viên bị hành hung do bị trả thù là nhiều nhất. Gần đây số vụ càng nhiều hơn và liên tiếp xảy ra. Điều này cho thấy, nếu chúng ta không xử lý rốt ráo, ngăn chặn sẽ trở thành hiện tượng báo động và rất nguy hiểm.

Vì sao lại nguy hiểm, thưa ông?

Người dân lâu nay vẫn cho rằng, trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực nếu không có báo chí thì dù có biện pháp mạnh cũng không thành công.

Cần được xử lý như tội chống người thi hành công vụ

Vụ PV bị hành hung: Không xử lý rốt ráo thì rất nguy hiểm ảnh 2 Khi nhà báo tác nghiệp, nhất là khi đi thu thập thông tin, điều tra viết bài chống tiêu cực, cần được coi là đang thi hành công vụ. Khi đó, những kẻ hành hung phóng viên khi họ đang tác nghiệp theo pháp luật, cần được xử lý tội chống người thi hành công vụ như đối với những lực lượng công an, kiểm lâm, quản lý thị trường... Vụ PV bị hành hung: Không xử lý rốt ráo thì rất nguy hiểm ảnh 3

Thực tế, có những người tham nhũng không sợ vào tù bằng sợ bị công luận lên án. Ngay hôm 7-1, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá rất cao vai trò báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.

Nay ngày càng xảy ra nhiều vụ phóng viên bị hành hung, trả thù, nếu cơ quan chức năng không có biện pháp mạnh để ngăn chặn, răn đe thì phóng viên nản lòng, tờ báo cũng nản. Mà nếu phóng viên, tờ báo nản lòng trong cuộc chiến chống tiêu cực, sẽ là tổn thất lớn cho làng báo Việt Nam, cho xã hội. 

Vậy cách nào để xử lý rốt ráo những vụ việc kiểu này?

Kinh nghiệm cho thấy, chỗ nào mà sau khi xảy ra sự việc cơ quan công an vào cuộc rốt ráo, thì xử lý rất nhanh...

Hội Nhà báo cũng vào cuộc

Thưa ông, trước việc phóng viên bị hành hung, cản trở tác nghiệp, Hội Nhà báo thường hành động như thế nào?

Khi có thông tin, việc đầu tiên chúng tôi làm là cho xác minh, nếu phóng viên bị hành hung khi họ đang hoạt động chính đáng, theo pháp luật, thì chúng tôi có công văn yêu cầu lãnh đạo cơ quan chức năng ở địa bàn đó phải điều tra, xác minh để xử lý. Đồng thời, theo Điều lệ Hội, chúng tôi chỉ đạo Hội Nhà báo tại địa phương xác minh, báo cáo sự việc.

Lâu nay, sau khi Hội có văn bản yêu cầu xử lý, kết quả hồi đáp ra sao?

Theo thống kê, tỷ lệ hồi đáp đạt khoảng 50% tổng số vụ mà Hội có yêu cầu.

Hội có đánh giá được 50% số vụ không có hồi đáp là vì sao không, thưa ông?

Cái này có nhiều nguyên do. Cũng có những vụ họ vẫn làm nhưng không thông tin lại cho mình; có những vụ cơ quan chức năng không vào cuộc do cho rằng vụ việc không nghiêm trọng, hoặc cho rằng vụ việc xảy ra do lỗi giữa nạn nhân (phóng viên) và hung thủ là ngang nhau, có vụ đôi bên chủ động dàn hòa, cũng có vụ do khó nên điều tra không ra. Ví dụ như vụ một phóng viên ở Khánh Hòa bị đâm, đến nay điều tra vẫn chưa ra.

Theo ông, số vụ phóng viên bị hành hung tăng hàng năm cả tính chất và số vụ là vì sao?

Tiêu cực trong xã hội vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt ở các lĩnh vực như: buôn lậu, ma túy, phá rừng... Mà những đối tượng này ngày càng manh động, nên phóng viên tác nghiệp dễ bị chúng trả thù.

Đánh phóng viên là chống người thi hành công vụ?

Thưa ông, làm báo chống tiêu cực là nghề nguy hiểm. Tuy nhiên, khi họ tác nghiệp lại không được coi là đang thi hành công vụ, nên cũng dễ bị trả thù hơn?

Cũng có lý do đó.

Quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?

Theo tôi khi nhà báo tác nghiệp, nhất là khi đi thu thập thông tin, điều tra viết bài chống tiêu cực, cần được coi là đang thi hành công vụ. Khi đó, những kẻ hành hung phóng viên khi họ đang tác nghiệp theo pháp luật, cần được xử lý tội chống người thi hành công vụ như đối với những lực lượng công an, kiểm lâm, quản lý thị trường...

Như thế, sẽ có tính răn đe hơn, đồng thời các nhà báo chống tiêu cực sẽ được bảo vệ tốt hơn. Tôi cho rằng, anh em phóng viên đi viết báo chống tiêu cực rất gian khổ, vì thế họ xứng đáng được xã hội tôn vinh và Nhà nước coi trọng, đề cao.

Bá Kiên (thực hiện)

Hội Nhà báo Việt Nam gửi công văn về Hà Tĩnh

Hôm qua, Hội Nhà báo Việt Nam có Văn bản số 45, gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND, Giám đốc CA tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh. 

Theo đó, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan trên chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh những đối tượng hành hung phóng viên Võ Minh Châu và Minh Thùy của báo Tiền Phong. Kết quả điều tra, xử lý thông báo kịp thời về Hội Nhà báo Việt Nam để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.