Trẻ phát phì…

Trẻ phát phì…
TP - Trẻ bị béo phì từ nhỏ thì rất dễ trở thành một người béo phì khi đã trưởng thành. Chứng béo phì khiến trẻ hoạt động khó khăn, có vẻ bề ngoài khác thường nên khó hòa đồng với bạn bè cùng tuổi, gây mặc cảm, tự ti...
Trẻ phát phì… ảnh 1
Ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống của trẻ cha mẹ cần khuyến khích con vận động - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Khi nào có thể cho là trẻ đã rơi vào tình trạng béo phì?

Thông thường, người ta quy định rằng cân nặng của một đứa trẻ vượt qua 20% trọng lượng trung bình của trẻ cùng giới tính, chiều cao thì đứa trẻ đó đã rơi vào tình trạng béo phì.

Tuy nhiên, bằng mắt thường, các bậc phụ huynh cũng có thể nhận ra điều này, khi trẻ có vẻ bề ngoài quá mập mạp, đi lại khó khăn, nặng nề.

Tác hại của chứng béo phì ở trẻ nhỏ

Trẻ bị béo phì từ nhỏ thì rất dễ trở thành một người béo phì khi đã trưởng thành. Trong khi béo phì ở người lớn là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp…

Còn ở trẻ nhỏ, chứng béo phì cũng gây ra nhiều bất tiện. Trẻ hoạt động khó khăn, có vẻ bề ngoài khác thường nên khó hòa đồng với bạn bè cùng tuổi, gây mặc cảm, tự ti.

Hơn nữa, ở những vùng da có ngấn như cổ, tay, chân, phần da lõm sâu xuống rất dễ đọng mồ hôi, sinh ẩm ướt, gây ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng, nấm ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ nhỏ trước tiên là thói quen ăn uống: ăn quá nhiều chất, nhiều bữa. Nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi, nếu bố mẹ cho ăn quá nhiều sẽ kích thích sinh trưởng của các tế bào mỡ, lâu dần gây tích lũy mỡ và béo phì.

Nguyên nhân thứ hai sau ăn uống chính là thói quen ru rú ở nhà, ít vận động.

Cả hai nguyên nhân này cũng chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, nơi mà các gia đình có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất của trẻ, nhưng lại hiếm thời gian chăm sóc trẻ, đưa trẻ đi chơi, cho trẻ chơi đùa với bạn bè (những hoạt động có ích cho việc tiêu thụ năng lượng thừa ở trẻ).

Phòng ngừa và chữa trị

Việc phòng ngừa và chữa trị bệnh béo phì ở trẻ nhỏ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ.

Bắt đầu bằng việc đổi thói quen ăn uống. Không cho trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn có chứa nhiều đường và nhiều mỡ. Ưu tiên các loại rau, củ, hoa quả tươi - là những thực phẩm nhiều chất xơ. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc thỏa mãn nhu cầu cơ bản về sinh trưởng và phát triển của trẻ bằng các bữa ăn đủ chất, giàu đạm.

Ngoài ra, không quên sữa và các loại thức ăn chế biến từ sữa, đó là những dưỡng chất rất cần thiết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Khuyến khích trẻ ăn đúng bữa, nhai kỹ trong khi ăn để tạo cảm giác no lâu. Không quên kiểm tra cân nặng cho trẻ hàng tháng. Trường hợp cần thiết, có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Ngoài thói quen ăn uống, cha mẹ cần khuyến khích con vận động. Hàng ngày, trẻ phải có thời gian (khoảng 15-20 phút) dành cho các hoạt động thể chất như đá bóng, chạy nhảy, đạp xe, nhảy dây, đá cầu…

Với gia đình sống ở chung cư cao tầng, có thể khuyến khích trẻ leo cầu thang thay vì sử dụng thang máy.

Hạn chế thời gian cho trẻ chơi điện tử, xem tivi, băng đĩa… là các hoạt động gián tiếp gây nên tình trạng béo phì, lười vận động.

MỚI - NÓNG
Làm gì nếu hành lý bị thất lạc, hư hỏng, mất cắp khi đi máy bay?
Làm gì nếu hành lý bị thất lạc, hư hỏng, mất cắp khi đi máy bay?
TPO - Hành lý bị thất lạc hay trì hoãn luôn là nỗi lo lắng của nhiều hành khách khi đi máy bay, nhất là trong các dịp cao điểm hoặc khi gặp sự cố ngoài ý muốn như sự cố mất điện toàn cầu vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, du khách có thể giảm thiểu rủi ro và xử lý tình huống khi hành lý của mình gặp vấn đề.