Đảo gốc động mạch – dị tật tim dễ gây tử vong

Đảo gốc động mạch – dị tật tim dễ gây tử vong
TPO - Đảo gốc động mạch là bệnh nặng nhất trong các loại dị tật tim bẩm sinh, chiếm khoảng 5-7% số trẻ bị dị tật tim và khoảng 20-30/100.000 trẻ sinh ra. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được can thiệp phẫu thuật sớm.

>> Dị tật tim nặng và hiếm gặp ở trẻ: Hẹp eo động mạch chủ
>> Quan tâm đến trái tim của bé từ trong bụng mẹ 
>> Tứ chứng Fallot
>> Phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Đảo gốc động mạch – dị tật tim dễ gây tử vong ảnh 1
Th.s, bác sĩ Ngô Chí Hiếu – Trưởng khoa Hồi sức, Bệnh viện Tim Hà Nội đang điều trị cho bệnh nhi bị đảo gốc động mạch tim. Ảnh: Thái Hà.

Th.s, bác sĩ Ngô Chí Hiếu – Trưởng khoa Hồi sức (Bệnh viện Tim Hà Nội) cho biết tỉ lệ tử vong là 30% trong tuần đầu sinh ra, 50% trong tháng đầu và 90% tử vong trong năm đầu tiên.

Bệnh không có yếu tố di truyền mà thường gặp do lỗi trong quá trình người mẹ mang thai (như mẹ bị sốt virus, mang thai khi tuổi đã cao...).

Đảo gốc động mạch - dễ gây tử vong một tuần sau sinh

Dị tật này có thể gây ra tử vong một tuần sau sinh, khi chưa có phẫu thuật này thì các biện pháp can thiệp chỉ có thể làm rộng lỗ thông, do đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất kém. 

Trong khi tiến hành chuyển gốc động mạch, các bác sĩ phải đồng thời chuyển hai động mạch vành và vá lại lỗ thông giữa hai tâm nhĩ. Thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc chuyển động mạch vành có hoàn hảo không, nếu không chuyển được động mạch vành thì những vùng cơ tim do hai động mạch vành này nuôi dưỡng sẽ thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến tử vong.

Dị tật đảo gốc động mạch ở trẻ sơ sinh là do bất thường trong quá trình tạo hình trái tim lúc phôi thai dẫn đến việc động mạch phổi và động mạch chủ “đổi chỗ” cho nhau.

Bình thường, động mạch chủ lấy máu giàu oxy từ tâm thất trái, động mạch phổi đưa máu nghèo ôxy từ tâm thất phải về phổi. Ở phổi, máu được cung cấp đủ ôxy trở về thất trái từ đó qua động mạch chủ nuôi cơ thể.

Nhưng ở trường hợp dị tật đảo gốc động mạch thì gốc động mạch chủ gắn vào vị trí của động mạch phổi còn gốc động mạch phổi gắn vào vị trí của động mạch chủ.

Những bệnh nhân này sống được là do giữa nhĩ trái và phải có một lỗ thông, do đó lượng máu tuần hoàn trong cơ thể trộn lẫn giữa hai loại máu giàu oxy và thiếu oxy. Tuy nhiên, lỗ thông này phải đủ to thì cơ thể mới tồn tại được.

Mổ chuyển vị (bệnh nhi đảo gốc động mạch) thành công

 Trung tâm Y tế Parkway sẽ tư vấn miễn phí cho bệnh tim nhi được tổ chức vào sáng ngày 27/9/2008 tại Văn phòng Đại diện Hà Nội.

Hội thảo “Hãy cho bé trái tim khỏe mạnh” được tổ chức vào lúc 19h cùng ngày tại khách sạn Horison – 40 Cát Linh Hà Nội.

Để lấy giấy mời hội thảo và đăng ký tư vấn miễn phí, liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway, tầng 5 số 91B phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Tel: 04 -747 2729/30. Email: info@parkway.com.vn. Hoặc chị Đặng Khánh Chi - ĐT: 0989 08 20 12

Bệnh viện Nhi T.Ư từng phẫu thuật cho bệnh nhi cân nặng chỉ 3,5kg bị đảo gốc động mạch. Bác sĩ Trần Minh Điển – Phụ trách khoa Hồi sức Ngoại (BV Nhi T.Ư) cho hay, bệnh nhân Lương Gia Huy (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp nặng.

Xét nghiệm, chẩn đoán cháu Huy bị chuyển gốc động mạch. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật thông tim cấp cứu, phá rộng lỗ thông giữa hai tâm nhĩ.

Hai tuần sau, khi tình trạng tuần hoàn của cháu diễn biến ổn định, các bác sĩ Khoa ngoại quyết định phẫu thuật chuyển gốc động mạch về đúng vị trí sinh lý. Ba ngày sau cả mổ, bệnh nhi được rút ống nội khí quản để tự thở và bú mẹ bình thường.

Tháng 7/2008 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội đã lần đầu tiên thành công trong việc mổ chuyển vị đại động mạch cho bệnh nhi bị đảo gốc động mạch.

Các bệnh nhi đều nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, suy hô hấp. Bệnh nhân là Hoàng Minh Anh (ở Hải Phòng, 6 tháng tuổi, nặng 5kg), Đỗ Đình Quang (ở Hà Tây, 6 tháng tuổi, nặng 6,5kg) và Tạ Quang Mạnh (ở Hà Nội, 19 tháng tuổi, nặng 10kg).

Bác sĩ Ngô Chí Hiếu cho biết, mỗi ca mổ kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ, phải ngừng tim cắt đôi các động mạch rồi nối lại về vị trí giải phẫu bình thường.

Việc phẫu thuật cho trẻ nhỏ gặp khó khăn trong các công đoạn gây mê, phẫu thuật, hồi sức nhiều hơn người lớn do các mạch máu của trẻ rất nhỏ, thể trạng yếu, thường có suy tim nhiều trước mổ, diễn biến bệnh rất nhanh, dễ tử vong...

Sau mổ cả ba bệnh nhi đã được chuyển gốc động mạch về đúng vị trí sinh lý. Trong số 3 bệnh nhi nói trên, trường hợp cháu Mạnh là nặng nhất do tổn thương phức tạp hơn (Mạnh bị đảo gốc động mạch đồng thời lại có thêm tổn thương các bộ máy van tim ở bên trong).

Nhưng đây cũng là trường hợp đặc biệt vì cơ thể rất may mắn tự tạo được luồng thông giúp bảo vệ cơ thể, khiến quá trình trao đổi oxy tốt hơn nên sống được đến 19 tháng mới phẫu thuật chuyển gốc động mạch.

Giao lưu trực tuyến với độc giả Tiền Phong Online

"HÃY CHO BÉ TRÁI TIM KHỎE MẠNH"

Báo Tiền Phong Online kết hợp với Trung tâm Y tế Parkway - thuộc Tập đoàn Y tế Parkway tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Hãy cho bé trái tim khỏe mạnh”.

Bác sĩ Sriram Shankar thuộc bệnh viện Gleneagles, tập đoàn Y tế Parkway, Singpapore có hơn 25 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim người lớn và chuyên ngành tim nhi sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh căn bệnh vào lúc 14h30 thứ Sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008. 

Xin mời các bạn đặt câu hỏi tại đây.

MỚI - NÓNG