> Khi học sinh, sinh viên thờ ơ với bảo hiểm y tế
Ông Trần Đình Liệu - Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) cho biết, trong số nợ đọng hơn 10.342 tỷ đồng, nợ BHXH hơn 7.509 tỷ đồng và nợ BHYT hơn 2.832 tỷ đồng. Theo ông Liệu, hầu hết những doanh nghiệp (DN) chây ỳ không đóng bảo hiểm cho người lao động (NLĐ) do chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ.
Theo ông Liệu, luật quy định, nếu người sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nộp đủ, đúng số tiền còn thiếu theo quy định, cộng với tiền lãi ngân hàng số tiền nộp chậm. Nếu vi phạm với số lượng lớn, thời gian dài có thể bị khởi kiện tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện tương đối phức tạp và nhiều DN thiếu hợp tác, gây khó khăn.
Thực tế cho thấy, DN nợ BHXH có mặt ở hầu hết các địa phương, nhưng tính đến ngày 31/10, BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện khởi kiện 1.617 DN, thu hồi được hơn 272 tỷ đồng. “DN không nộp BHXH tức là không nộp BHYT vì 2 chế độ này luôn đi kèm khi thu. Do vậy, khi DN không nộp BHXH, NLĐ cũng sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào dành cho mình”, ông Liệu khẳng định.
Theo Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, hiện, có tới 28 tỉnh, thành phố, tỷ lệ nợ so với số phải thu cao hơn tỷ lệ nợ chung toàn ngành (7,69%). Trong đó, 10 địa phương tỷ lệ nợ cao (Lâm Đồng, Nghệ An, Sóc Trăng, Hà Giang, Cà Mau, Phú Thọ, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bình Thuận).
Bà Phương cho biết, việc nợ đọng BHXH vượt mốc 10.000 tỷ đồng là nỗi lo lớn, tác động tới công tác thu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ. “Khó khăn lớn nhất hiện nay là ngành BHXH chỉ có nhiệm vụ thanh, kiểm tra mà không có chức năng xử phạt.