Hội nghị phổ biến kết quả đề tài nghiên cứu và hội nghị các nhà tài trợ:
Xây dựng xã hội tình nguyện
>Ra quân vì môi trường
>Cùng người dân khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh
Mở đầu chương trình, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu “Tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện.
Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn Phan Văn Mãi đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả nghiên cứu tác động của hoạt động tình nguyện đến công tác xóa đói giảm nghèo, công tác y tế - chăm sóc sức khỏe, công tác giáo dục, bảo vệ môi trường…; Hay chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tình nguyện ở Việt Nam và giải pháp khắc phục…
“Chúng ta phải khẩn trương, phải nhanh chóng hoàn thiện môi trường chính sách pháp luật về tình nguyện ở Việt Nam để tạo môi trường cho các hoạt động. Chúng ta cần có một cơ quan đủ mạnh để có thể quản lý, điều phối hoạt động tình nguyện ở Việt Nam” - Bí thư Thường trực, Phan Văn Mãi.
Đánh giá kết quả của Nhóm nghiên cứu, anh Phan Văn Mãi nhấn mạnh cần làm rõ hơn nữa mức độ tác động đến lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của hoạt động tình nguyện:
“…thông qua các hoạt động tình nguyện thì lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng có được phát huy. Tôi cho rằng đây là một kết quả rất quan trọng của hoạt động tình nguyện bên cạnh việc làm đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, những vấn đề bức xúc của cộng đồng. Tôi cho rằng đó là phần việc là nền tảng để chúng ta hoạch định chính sách cũng như định hướng cho các hoạt động tình nguyện.”
Bí thứ Thường trực T.Ư Đoàn Phan Văn Mãi nêu rõ cần hướng tới xây dựng một xã hội tình nguyện. |
Hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia về tình nguyện
Cũng tại chương trình, các đại biểu đã cùng nghe giới thiệu những kết quả đạt được của dự án VDVN (Tăng cường năng lực tình nguyện vì sự phát triển tại Việt Nam) và kế hoạch giai đoạn hai của dự án với tên gọi “Nâng cao năng lực tình nguyện vì sự phát triển tại Việt Nam”.
Bắt đầu triển khai từ năm 2009 cho đến nay, dự án đã thúc đẩy công tác tình nguyện tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ thành lập Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình nguyện (VVIRC) do T.Ư Đoàn quản lý.
Dự án đã góp phần đẩy mạnh thông tin về hoạt động tình nguyện, triển khai các hoạt động tình nguyện. Dự án đã mở nhiều khóa đào tạo, tập huấn về nâng cao năng lực với các chủ đề hoạt động tình nguyện, quản lý tình nguyện viên, gây quỹ và thiết lập quan hệ đối tác cho hàng trăm cán bộ. Đáng kể, xây dựng được một trang điện tử; 125 nhóm và 180 tình nguyện viên đăng ký làm thành viên của trung tâm; tổ chức được hai cuộc hội thảo quốc gia về tình nguyện về sự phát triển; chính sách quốc gia về tình nguyện đã được soạn thảo và đệ trình lên Bộ Nội vụ để xem xét, phê duyệt…
Dự án VDVN hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 12-2012. Và để hoàn thiện cũng như phát huy những thành tựu đạt được, dự án sẽ cần đến giai đoạn hai với việc xác định lại mục tiêu và huy động nguồn lực.
Trong giai đoạn hai, theo kế hoạch VDVN hướng đến những mục tiêu như: tăng cường năng lực của VVIRC để trở thành một diễn đàn điều phối giữa các tổ chức liên quan tới tình nguyện và các tình nguyện viên tiềm năng; Hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng hướng dẫn triển khai chính sách quốc gia về thanh niên tình nguyện; Tăng cường năng lực của các cán bộ VVIRC trong quản lý tình nguyện…
“Không chỉ đóng góp trực tiếp cho việc phát triển kinh tế xã hội mà còn là tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, lòng nhân ái của những tổ chức, những người tham gia tình nguyện. Bằng cách tiếp cận đó tôi sẽ tiếp cận rộng hơn và Ban bí thư T.Ư Đoàn sẽ quyết tâm cho chuyện xây dựng một xã hội tình nguyện, trong đó có môi trường, chính sách, pháp luật về tình nguyện; trong đó có cơ quan quản lý về tình nguyện và các cơ quan chức năng; trong đó có tổ chức tình nguyện, tình nguyện viên; trong đó có nhu cầu về người được giúp đỡ…” - Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn Phan Văn Mãi. |