8X 'đời chót' thu nhập hơn 4.000 đô/ tháng

8X 'đời chót' thu nhập hơn 4.000 đô/ tháng
Tự nhận mình không phải quá giỏi, nhưng quan trọng là đã đi từ đầu tiên đến cuối cùng sự nghiệp kinh doanh của mình khi đã xác định được niềm đam mê, đến nay thu nhập hàng tháng của chàng sinh viên 8X, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là con số khá ấn tượng: hơn 4.000USD mỗi tháng. Sinh 1987, sinh viên Khoa Kinh tế Quản lí Đào Đức Dũng hiện đang là Giám đốc một học viện đào tạo doanh nhân ở Hà Nội.

8X 'đời chót' thu nhập hơn 4.000 đô/ tháng

>> Lộ bí mật của những đại gia sinh viên

Tự nhận mình không phải quá giỏi, nhưng quan trọng là đã đi từ đầu tiên đến cuối cùng sự nghiệp kinh doanh của mình khi đã xác định được niềm đam mê, đến nay thu nhập hàng tháng của chàng sinh viên 8X, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là con số khá ấn tượng: hơn 4.000USD mỗi tháng. Sinh 1987, sinh viên Khoa Kinh tế Quản lí Đào Đức Dũng hiện đang là Giám đốc một học viện đào tạo doanh nhân ở Hà Nội.

Đào Đức Dũng trong một buổi nói chuyện về tư duy làm giàu cho các bạn sinh viên tại Học viện Ngân hàng
Đào Đức Dũng trong một buổi nói chuyện về tư duy làm giàu cho các bạn sinh viên tại Học viện Ngân hàng .

Từ bán cẩm nang ký túc xá

Sinh ra trong gia đình bố lái xe, mẹ làm nội trợ, các anh chị họ hàng đều đeo đuổi sự nghiệp học hành, cô em gái hiện đang là sinh viên ĐH Hà Nội thế nên cũng dễ hiểu khi bố mẹ mong muốn Dũng theo đuổi sự nghiệp học hành hơn là lao vào kinh doanh.

Nói về sự thành công bước đầu, Dũng chia sẻ: “Một phần do may mắn, nhưng phần nhiều do mình sớm nhận ra mục tiêu, định hướng cuộc đời mình nên cứ như thế mà đi thôi”.

Vào ĐH năm nhất, Dũng nhận ra các em học sinh cấp III thi lên ĐH rất quan tâm, muốn tìm hiểu chuyện ăn ở, sinh hoạt của sinh viên trong KTX nên cậu và nhóm bạn quyết định thu thập thông tin làm thành cuốn cẩm nang bán cho các em và thu được số tiền khá lớn.

Sang năm hai, nhận thấy ở môn Thí nghiệm Vật lí khá nhiều bạn sinh viên lo sợ vì khó, phải thi lại nhiều, nhóm của Dũng tiếp tục thu thập, xử lí các kiến thức, kinh nghiệm học thành cuốn sổ nhỏ bán cho các bạn năm nhất.

Cứ “tàng tàng” vừa học vừa làm như thế, ngay từ năm thứ nhất, Dũng đã không phải xin tiền bố mẹ ăn học.

Bước ngoặt cuộc đời đến với Dũng khi cậu được tham gia buổi hội thảo nói chuyện về thay đổi tư duy cách 2 năm. Nhận ra mình thực sự cần những kiến thức này, cậu quyết định đăng kí vào các khóa học kĩ năng mềm khác.

Mỗi buổi học trong nước như thế có giá từ 200-300 ngàn đồng, khá lớn đối với sinh viên lúc bấy giờ nhưng theo cậu: “Giá trị của việc đầu tư cho bản thân mình không bao giờ lỗ. Ít nhất bạn cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm, xem được cách người ta đào tạo như thế nào, làm sao để tổ chức được những lớp học như vậy”.

Đến diễn ra nổi tiếng

“Giá trị của việc đầu tư cho bản thân mình không bao giờ lỗ...Quan trọng không phải là vốn, có khi cũng không phải là ý tưởng, quan trọng bạn phải quyết tâm làm”.

Từ những kiến thức đã được học, Dũng lập câu lạc bộ tập hợp các bạn sinh viên có cùng ý tưởng, khao khát kinh doanh. Sau những lần nói trước các bạn trong nhóm, cậu tiến hành lập 1 loạt CLB ở 9 trường ĐH tại Hà Nội.

Hơn một năm, Dũng đến nói chuyện, diễn thuyết về những kĩ năng sống, thay đổi tư duy cho các bạn hoàn toàn miễn phí. Có nơi quý mến trả cho cậu 200-300 ngàn/buổi nhưng điều đó không quan trọng bằng việc kinh nghiệm thu được sau mỗi buổi dạy.

Và khi đã có “chỗ đứng”, Dũng được một công ty mời về với tư cách trưởng phòng đào tạo, xây dựng những khóa học kĩ năng.

Tự mày mò làm kinh doanh, bằng sự kết nối, tận dụng tối các mối quan hệ và cơ hội và có thành công, Dũng chia sẻ: “Ban đầu cũng khó khăn khi nhiều công ty mời mình về làm. Và tiêu chí mình ra quyết định không ở mức lương hay cơ hội thăng tiến mà quan trọng là những cái mình học được”.

Chọn công ty này cũng giúp Dũng có được vị trí trong công ty để thể hiện hết khả năng của mình. “May mắn nữa là công việc kinh doanh chỉ phải đầu tư chất xám thôi, không lo vốn liếng gì mấy, thất bại trong kinh doanh cũng không thực sự lớn”.

Tiếp đó một công ty khác mời cậu tới xây dựng khóa học cho trẻ em gần giống kiểu “Tôi tài giỏi” nhưng cao cấp hơn vì học chỉ 4 ngày. Và hiện nay, Dũng đang làm một học viện đào tạo doanh nhân ở Hà Nội.

Tự nhận: “Mình không phải quá giỏi, quan trọng mình đi từ đầu tiên đến cuối cùng, bắt đầu và kết thúc sự nghiệp kinh doanh” và theo Dũng: “Quan trọng không phải là vốn, có khi cũng không phải là ý tưởng, quan trọng bạn phải quyết tâm làm. Mình thấy nhiều bạn có ý tưởng kinh doanh rất tốt nhưng sau 2 tháng thì nguội tắt. Các bạn thấy nó khả thi nhưng không làm và kết quả là chẳng có gì”.

Dũng không giấu giếm thu nhập hiện tại của mình là hơn 4000USD mỗi tháng với nhiều lớp học khoa học làm giàu, khởi sự kinh doanh mở tại các trường ĐH tại Hà Nội, mỗi phòng học từ 100-150 người, 300-350 ngàn/ngày học/liên tục trong 1 tháng.

Hiện Dũng cũng đã mở được 3-4 hội thảo với thu nhập 35-40 triệu/buổi. Số tiền tạm thời tích lũy đến hết năm cậu tính sẽ tiến hành kinh doanh bất động sản ở Hạ Long, Quảng Ninh.

Những kế hoạch cuộc đời lớn lao

Thái độ của nhiều bạn sinh viên đáng báo động. Các bạn luôn luôn ngại ngùng: ngại ngùng thể hiện quan điểm, chính kiến, ngại ngùng cả chuyện mình giỏi hơn người khác

Thành công nhưng việc học hỏi kinh nghiệm với Dũng chưa bao giờ là đủ. Mỗi năm, ngoài những khóa học từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/buổi, cậu cũng sẵn sàng bỏ mấy ngàn USD/buổi ở nước ngoài học ở nước ngoài để học thêm kiến thức về kĩ năng mềm.

Với Dũng: “Chi phí tốn kém cũng là vấn đề nhưng quan trọng là giá trị thu lại với số tiền mình bỏ ra có xứng đáng không thôi”.

Cậu cũng không ngại ngần tâm sự về mục tiêu trong tương lai: “15 năm tới, cuộc đời mình sẽ là cuộc đời mà nhiều người khác ngưỡng mộ. Với “núi” công việc ngổn ngang, Dũng đang xây dựng hệ thống của riêng mình để “đến 30 tuổi mình sẽ kiểu như Mc Donal. Mình là người bán bánh mỳ và người khác sẽ đến mua. Khi đó mình cũng sẽ hoàn toàn tự do về tài chính”.

Một ngày Dũng chỉ dành 2-3 tiếng cho bản thân, trừ thời gian ngủ, có tập thể một chút vào buổi chiều, thi thoảng đi chơi với bạn bè vào buổi tối. Đa số cậu làm việc vào buổi trưa, chiều đi học, tối đi dạy.

Với cậu: “Học không phải để lấy tấm bằng hay công việc mà học để lấy kiến thức, trí tuệ cho bản thân, học những cái mình thấy cần thiết. Còn lại là dành thời gian cho đam mê”.

Làm kinh doanh với Dũng: “Tất nhiên thu nhập nhưng mình muốn chia sẻ cho thật nhiều người, biết mình và chỉ cần một lời cảm ơn thôi đã rất đáng giá rồi. Và đó là bí quyết người giàu: cố gắng tìm mọi cách tạo giá trị cho mọi người và mọi người sẽ cảm ơn họ bằng cách tạo dựng tài chính cho họ”.

Dũng từng có thời gian học ĐH Kiến trúc trước khi đâm đơn vào ĐH Bách khoa. Theo quan sát của chàng sinh viên năm 4 ĐH Bách khoa Hà Nội này, thái độ của nhiều bạn sinh viên là điều đáng báo động. Các bạn luôn luôn ngại ngùng: ngại ngùng thể hiện quan điểm, chính kiến, ngại ngùng cả chuyện mình giỏi hơn người khác. Nhiều bạn chưa xác định được con đường mà mình đang lựa chọn để quyết tâm theo đuổi nó tới cùng, nỗ lực hết mình trong mọi hoàn cảnh.

Dự án cuộc đời của Dũng là đến năm 32 tuổi sẽ thành lập xong tập đoàn giáo dục của riêng mình và đến 38 tuổi sẽ lập gia đình.

Anh Nguyễn Mạnh Trường, giáo viên đào tạo kĩ năng mềm, của công ty Bách khoa Aptech đánh giá: “Khả năng diễn thuyết thu hút mọi người, hấp dẫn. Kiến thức thực tế, gần gũi, cung cấp những giá trị cần thiết không phải theo kiểu ấn tượng để rồi sướng, sau đó chẳng có gì. Dũng giúp người nghe biết cách nào đấy để làm tốt công việc của mình hơn.

Ở Việt Nam, nếu diễn giả Quách Tuấn Khanh giỏi về giọng, ngắt nghỉ thì trong cách của Dũng là nhanh, mạnh".

Theo Văn Chung
VietNamNet

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.