26 điểm cầu tham gia Hội thảo khoa học 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng "Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc" sẽ được tổ chức tại Hải Phòng và 25 điểm cầu là các quân khu, nhiều tỉnh thành trên cả nước vào ngày 19/10 tới.

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành phố Hải Phòng tổ chức giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng "Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc".

Hội thảo là hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021).

26 điểm cầu tham gia Hội thảo khoa học 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển ảnh 1

Đại tá Trần Ngọc Anh chủ trì hội nghị. Ảnh: Xuân Tùng

Chủ trì họp báo có Đại tá Trần Ngọc Anh - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đại tá Nguyễn Văn Sáu - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; ông Nguyễn Kim Pha - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.

Theo Ban Tổ chức, Hội thảo sẽ diễn ra ngày 19/10, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 26 điểm cầu. Trong đó, điểm cầu chính tại Hải Phòng; các điểm cầu khác thuộc các quân khu, Học viện Lục quân, Trường Sĩ quan Lục quân 2 và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh.

26 điểm cầu tham gia Hội thảo khoa học 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển ảnh 2
Đại tá Nguyễn Văn Sáu phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Xuân Tùng

Đại tá Nguyễn Văn Sáu cho biết, so với hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển, hội thảo kỷ niệm 60 năm có nhiều nội dung mới. Trong đó, cách tiếp cận, chủ đề, nội dung khai thác theo chiều dọc của tuyến đường từ Bắc vào Nam; công bố thêm một số tư liệu về Đường Hồ Chí Minh trên biển được khai thác từ các nguồn tài liệu nước ngoài trong thời gian gần đây.

Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời về xây dựng tuyến vận tải quân sự - Đường Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Bộ Chính trị, T.Ư Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; tổ chức thực hiện hiệu quả của Quân chủng Hải quân; Quân khu 3; cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong tổ chức mở đường, xây dựng lực lượng, tuyển chọn nhân lực, đóng mới phương tiện, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, bảo vệ tuyến đường, tổ chức các bến bãi, tiếp nhận và vận chuyển con người, vũ khí... chi viện cho chiến trường miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Tiếp tục khẳng định giá trị tinh thần về vai trò của Đường Hồ Chí Minh trên biển đối với chiến trường ba nước Đông Dương; mối quan hệ phối hợp, phục vụ chiến đấu và bảo đảm giữa các lực lượng; tình đoàn kết đặc biệt chống kẻ thù chung của nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia.

Đồng thời, hội thảo cũng đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo, xây dựng, tổ chức thành công tuyến vận tải Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ý nghĩa, giá trị của tuyến đường đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tình đoàn kết quốc tế hiện nay.

26 điểm cầu tham gia Hội thảo khoa học 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển ảnh 3
Ông Nguyễn Kim Pha cho biết, thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, các đại biểu tham dự Hội thảo tại Hải Phòng cần đảm bảo đã được tiêm vắc xin COVID-19, có kết quả xét nghiệm PCR còn giá trị trong 72 giờ. Ảnh: Xuân Tùng

Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được 88 bài tham luận, ý kiến nhân chứng lịch sử. Trong đó, có bài của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục chính trị... Bên cạnh đó, là các ý kiến chia sẻ của nhân chứng lịch sử, là những người trực tiếp tham gia trên các tàu chi viện cho tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Chia sẻ tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Văn Sáu cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ từ Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển, cả nước hiện có hơn 1.500 cán bộ, chiến sĩ từng tham gia "Đoàn tàu không số" còn sống.

Cụ thể, họ gồm: Thượng tá Trần Văn Hữu (SN 1943) nguyên thuyền trưởng, đi trên các tàu 67, 647, 664, 680, 235, Chủ tịch Hội Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển; Đại tá Bùi Tư (SN 1945), nguyên Báo vụ tàu 676, nguyên Chính ủy Vùng 1 Hải quân; Trung tá, Anh hùng LLVTND Hồ Đắc Thạnh (SN 1935), nguyên thuyền trưởng tàu 676, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 3 Hải quân; Trung tá Nguyễn Công Chính (SN 1941), nguyên Trợ lý Phòng Nghiên cứu kỹ thuật, Cục Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Hải quân; ông Trần Văn Lịch (SN 1942) nguyên thủy thủ tàu 41, 198; Trung tá Lê Duy Mai (SN 1943), nguyên thợ máy tàu 235.

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo còn có một số hoạt động như: Lễ Dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bến K15 - Điểm xuất phát Đường HCM trên biển (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng); thăm và tặng quà 5 gia đình chính sách tại Hải Phòng.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.