10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới
TPO - Tên lửa chống tăng được coi là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại. Trang quân sự Army-technology vừa bình chọn 10 “sát thủ” diệt tăng mạnh nhất thế giới.

AGM-114R HELLFIRE II Romeo 

Được đưa vào sử dụng vào năm 2012, tên lửa chống tăng AGM-114R HELLFIRE II (mã định danh là Romeo) là phiên bản mới nhất trong gia đình tên lửa HELLFIRE.

Tên lửa HELLFIRE II có chiều dài 163cm, đường kính 17,8cm, khối lượng 49,4kg trang bị đầu dò lade bán chủ động và có thể sử dụng chế độ bắt mục tiêu rồi phóng hay phóng rồi bắt mục tiêu.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 1

Tên lửa HELLFIRE II có tầm bắn tối đa 8km.

Tên lửa HELLFIRE II có thể được phóng từ trực thăng, máy bay, giá ba chân trên mặt đất, xe cơ giới hay các xuồng chiến đấu. Tên lửa HELLFIRE II có tầm bắn tối đa 8km. 

Spike-MR/LR/ER

Gia đình tên lửa Spike thuộc dòng tên lửa chống tăng thế hệ thứ tư. Đây là sản phẩm của liên doanh Rafael Advanced Defense Systems, Diehl BGT Defence và Rheinmetall Defence. Tên lửa Spike gồm 3 biến thể: Spike-MR (tầm trung), Spike-LR (tầm xa) và Spike-ER (tầm siêu xa).

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 2

Tên lửa chống tăng Spike thuộc dòng tên lửa chống tăng thế hệ thứ tư.

Spike-MR là tên lửa chống tăng mang vác với chế độ bắn và quên được sử dụng cho bộ binh hoặc các lực lượng đặc biệt với tầm bắn từ 200-2.500m. Spike-LR được lắp đặt tên các giá ba chân hoặc các xe chiến đấu hạng nhẹ với tầm bắn từ 200-4.000m. Spike-ER được thiết kế để phóng từ xe cơ giới, trực thăng hoặc tàu chiến với tầm bắn tối đa lên đến 8km.

Javelin

Là tên lửa diệt tăng tầm trung được phát triển bởi Javelin, một liên doanh giữa Raytheon và Lockheed Martin. Tên lửa Javelin hiện đang được sử dụng bởi quân đội Mỹ tại Iraq và Afganistan.

Tên lửa Javelin được coi như loại tên lửa chống tăng vác vai tốt nhất hiện nay. Javelin hiện đang ở trong biên chế của quân đội 12 quốc gia trên thế giới.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 3

Tên lửa Javelin được coi như loại tên lửa chống tăng vác vai tốt nhất hiện nay.

 Tên lửa Javelin trang bị đầu dò hồng ngoại giúp tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, công sự, nhà cửa, tàu cỡ nhỏ hoặc trực thăng bay chậm. Tên lửa Javelin có thể được đặt trên các giá 3 chân, xe bọc thép hạng nhẹ, xe tải hoặc các xe điều khiển từ xa. Tên lửa Javelin có tầm bắn 2.500m.

BGM-71 TOW

Được sản xuất bởi Raytheo Missile Systems, tên lửa chống tăng TOW đã được trang bị cho quân đội của trên 40 quốc gia cũng như lắp đặt trên 15.000 phương tiện chiến đấu mặt đất và trực thăng.

Tuy được phát triển từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng hiện nay, với việc được trang bị các loại tên lửa mới như TOW 2A, TOW 2B, TOW 2B Aero và TOW Bunker Buster, hệ thống tên lửa TOW vẫn là một trong những hệ thống chống tăng tốt nhất trên thế giới.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 4

Tên lửa chống tăng TOW có tầm bắn tối đa 4,5km.

Hiện nay tên lửa mới nhất của dòng TOW sử dụng hệ dẫn qua sóng radio thay vì dây dẫn như trước đây. Tên lửa chống tăng TOW có tầm bắn tối đa 4,5km.

PARS 3 LR

PARS 3 LR là dòng tên lửa chống tăng tầm xa phóng từ trực thăng thế hệ thứ ba được sản xuất bởi PARSYS-một liên doanh giữa MBDA và Diehl BGT Defence. Tên lửa được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, trực thăng, công sự,...

Tên lửa chống tăng PARS 3 LR là vũ khí chính trang bị trên trực thăng vũ trang Tiger của Lục quân Đức. Tên lửa có chiều dài 1,6m, khối lượng 49kg. Hệ thống điều khiển của tên lửa PARS 3 LR cho phép thực hiện phóng loạt (Salvo) với tốc độ 4 tên lửa trong vòng 10 giây.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 5

Hệ thống điều khiển của tên lửa PARS 3 LR cho phép thực hiện phóng loạt (Salvo) với tốc độ 4 tên lửa trong vòng 10 giây.

Đầu dò hồng ngoại của tên lửa PARS 3 LR cho phép nó tấn công mục tiêu theo chế độ "dội nóc". Tên lửa PARS 3 LR có tầm bắn tối đa 7km.

Missile Moyenne Portée (MMP)

Missile Moyenne Portée (MMP) là hệ thống tên lửa chống tăng tầm trung thế hệ mới được phát triển bởi tập đoàn MBDA cho quân đội Pháp.

Hệ thống MMP sẽ thay thế cho các tên lửa chống tăng Milan đang có trong biên chế của quân đội Pháp vào năm 2017.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 6

Tên lửa MMP có tầm bắn tối đa 4km.

Tên lửa của MMP có khối lượng 15kg, dài 1,3m đường kính 140mm. Tổng khối lượng của hệ thống bao gồm bệ phóng (giá ba chân và pin) là 11kg. Tên lửa có thể được phóng từ giá 3 chân, xe cơ giới hoặc trực thăng.

Tên lửa MMP có tầm bắn tối đa 4km, chế độ bắn và quên và bắt mục tiêu sau khi phóng.

Kornet-EM

Được phát triển bởi viện thiết kế KBP của Nga, tên lửa chống tăng Kornet-EM được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng có lớp giáp phản ứng nổ (ERA), xe bọc thép hạng nhẹ cũng như mục tiêu bay chậm.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 7

Tên lửa được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng có lớp giáp phản ứng nổ (ERA), xe bọc thép hạng nhẹ cũng như mục tiêu bay chậm.

Hệ thống Kornet-EM có thể trang bị các loại tên lửa 9M133-2, 9M133F-2 và 9M133F-3.

Hệ thống bao gồm: xe thiết giáp Tigr với 2 bệ phóng tự động, mỗi bệ mang 4 ống phóng tên lửa. Hệ thống này được trang bị khả năng ngắm nhiệt ảnh tích hợp màn hình hiển thị có độ phân giải cao, thiết bị ảnh nhiệt thế hệ thứ ba, kênh dẫn đường tên lửa bằng laser và thiết bị theo dõi mục tiêu tự động.

LAHAT

Tên lửa dẫn đường bằng lade (LAHAT) là loại tên lửa chống tăng hạng nhẹ được sản xuất bởi công ty IAI. Ban đầuLAHAT được phát triển cho xe tăng Merkava và hiện tại tên lửa này có thể lắp đặt trên các xe cơ giới, trực thăng, tàu chiến...

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 8

Tầm bắn tối đa của tên lửa là 8km.

LAHAT có kích thước nhỏ với chiều dài 975mm, đường kính 104,5mm. Tên lửa sử dụng đầu dò lade bán chủ động với khả năng tiêu diệt được mục tiêu đang di chuyển với khoảng cách 8km.

MILAN ER

Tên lửa chống tăng MILAN ER là dòng tên lửa chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới được phát triển từ tên lửa chống tăng MILAN của tập đoàn MBDA.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 9

Tầm bắn tối đa của tên lửa là 3km.

Tên lửa chống tăng MILAN ER sử dụng hệ ngắm bắn SACLOS (tức là xạ thủ phải điều khiển tên lửa đến mục tiêu). Tên lửa MILAN ER có khối lượng 13kg tầm bắn tối đa 3km.

NLAW

Tên lửa chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (viết tắt là NLAW) được phát triển bởi Saab Bofors Dynamics.

10 ‘sát thủ’ diệt tăng nguy hiểm nhất thế giới ảnh 10

NLAW có tầm bắn từ 20 đến 600m.

Tên lửa NLAW có khối lượng chỉ 12,5kg. Tấn công các mục tiêu bọc thép theo chế độ "dội nóc" và bắn thẳng với các mục tiêu không bọc thép. Tuy nhiên tầm bắn của loại tên lửa này chỉ từ 20-600m.

Theo Army-technology
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.