Chế biến trà thuốc chữa rối loạn tiền đình

Trong y học cổ truyền có nhiều thảo dược làm trà giúp chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền có nhiều thảo dược làm trà giúp chữa bệnh.
Y học cổ truyền có một phương cách rất độc đáo là dùng những vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các chứng đau nặng đầu.

Hầu hết các vị thuốc đều đã được nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng chứng minh có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, tuần hoàn vành tim, điều chỉnh rối loạn lipit máu, phòng và chống tắc mạch nên sử dụng thường xuyên chắc chắn sẽ thu được kết quả.

Trà sắn dây + câu đằng: Sắn dây tươi (sinh cát căn) 15 - 18g, câu đằng 6 - 9g. Hai vị thái vụn trộn đều, mỗi lần lấy 20 - 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 - 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thăng thanh sinh tân, bình can tức phong, dùng rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do hư xương sụn cột sống cổ có huyết áp cao, đầu gáy cứng đau, tai ù tai điếc. Tuy nhiên, người dễ bị đi lỏng do tỳ vị hư yếu thì không nên dùng bài thuốc này.

Trà thiên ma + xuyên khung: Thiên ma 10g, bán hạ chế 9g, xuyên khung 7g, sa tiền tử 15g. Các vị tán vụn trộn đều, mối lần lấy 40g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tức phong, sáng mắt, táo thấp, hoá đàm, dùng thích hợp với những người bị thiểu năng tuần hoàn não biểu hiệntriệu chứng mình mấy nặng nề, hay chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng, đại tiện lỏng nát... Những người bị âm hư hỏa vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.

Trà linh chi: Nấm linh chi 3 - 5g thái vụn, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày, mỗi ngày từ 1 - 2 lần. Công dụng: Bổ hư, an thần, chỉ khái, bình suyễn, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, rối loạn lipit máu và đường huyết cao.

Trà thảo quyết minh + đan sâm: Thảo quyết minh, đan sâm, xuyên khung, sơn tra, liều lượng như nhau. Tất cả đem thái vụn, sao thơm, mỗi lần dùng 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, làm giảm cholesterol máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Bách hợp hoa trà: Hoa bách hợp 15g, sao thơm, hãm uống. Công dụng: Nhuận phế, thanh hỏa, an thần, dùng thích hợp cho người bị rối loạn tiền đình, có biểu hiện đau đầu, choáng váng, mất ngủ...

Sơn tra mai cúc trà: Hoa cúc trắng 15g, sơn tra 15g, ô mai 15g, đường trắng 30g, hãm uống. Công dụng: Bình can, tiềm dương, hoạt huyết hóa ứ, sinh tân chỉ khát, dùng thích hợp cho người bị rối loạn tiền đình.

Tam thất hoa trà: Hoa tam thất khô 5g, hãm uống. Công dụng: Thanh nhiệt, bình can, trừ phong.

Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn

Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.